Trang chủ Lĩnh vực tư vấn Bất động sản Tranh chấp đất đai khi các bên tranh chấp không có giấy tờ

Tranh chấp đất đai khi các bên tranh chấp không có giấy tờ

Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Chính vì thế việc đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. Khi bạn sở hữu 1 mảnh đất mà bạn không đăng ký quyền sử dụng đất là rất dễ xảy ra hiện tượng tranh chấp. Tranh chấp là hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội nhưng không phải ai cũng biết chính xác khái niệm về tranh chấp đất đai trong quy phạm pháp luật. Bài viết này sẽ đưa ra khái niệm thế nào là tranh chấp đất đai, và cách giải quyết tranh chấp đất đai khi các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Tranh chấp đất đai là một thuật ngữ, một khái niệm đã trở lên rất phổ biến trong đời sống xã hội. Thuật ngữ này không chỉ xuất hiện trong các văn bản pháp luật mà còn xuất hiện thường ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đời sống nhân dân.

Theo Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Ta có thể thấy được tranh chấp đất đai ở đây bao gồm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về địa giới hành chính.

Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; cưỡng chế thi hành giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành như sau:

Khi xảy ra trường hợp tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có 1 trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

– Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;

– Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích cho một nhân khẩu tại địa phương;

– Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;

– Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất;

Căn cứ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu về luật đất đai, bị vướng mắc vào một vụ tranh chấp đất đai mà chưa biết cách giải quyết như thế nào có thể liên hệ tới Công ty Luật TNHH Trí Hùng & Cộng sự – Số 60 Thái Hà – Đống Đa, Hà Nội để được tư vấn trực tiếp và hoàn toàn miễn phí!

 LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ QUA TỔNG ĐÀI (24/7) GỌI1900 6275

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

– Gửi yêu cầu dịch vụ trực tiếp qua Email      :  luattrihung@gmail.com

– Gửi câu hỏi cho luật sư tư vấn qua Email    : luattrihung@gmail.com

– Tham khảo dịch vụ luật sư và kiến thức      :  https://luattrihung.com/

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] – Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; […]

Ngô Thủy Nguyên
Ngô Thủy Nguyên
7 năm trước

Năm 2002 tôi mua và xây nhà trên thửa đất hiện nay gia đình tôi đang ở, trước đó năm 2000 nhà nước đã thu hồi 1 phần diện tích và chủ cũ đã lấy tiền đền bù hết phần diện tích đất ở. Năm 2013 tôi mua thêm 1 thửa đất khác cùng trong tp, thửa đất này đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng do chủ cũ đăng ký. Nay tôi muốn đăng ký quyền sử dụng đất cho thửa gia đình tôi đang ở thì thuế chuyển mục đích sử dụng có phải nhân hệ số không, nhân với hệ số bao nhiêu. tôi xin chân thành cảm ơn

Liên hệ Luật Sư Trí Hùng Liên hệ hỗ trợ qua Zalo
0912060765
2
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x