Trang chủ Lĩnh vực tư vấn Hôn nhân gia đình Tư vấn trình tự thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Tư vấn trình tự thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Tác giả: thuy

Khi kết hôn, ai ai cũng mong muốn lựa chọn của mình là chính xác, mình sẽ có một gia đình hạnh phúc đúng nghĩa với những đứa con mạnh khoẻ đáng yêu. Nhưng không phải cuộc hôn nhân nào cũng có hạnh phúc, có thể đi cùng nhau đến cuối cuộc đời. Xã hội ngày nay, việc ly hôn không còn xa lạ với mọi người nữa, và người ta cũng không còn kỳ thị hay là dè bỉu chê bai khi biết là cặp vợ chồng này đã ly hôn hay sắp ly hôn. Nếu các cặp vợ chồng ly hôn khi chưa có con cái, tài sản chung thì việc phân chia tài sản hay con cái sau khi ly hôn là rất đơn giản. Còn khi đã có con cái, tài sản chung sau hôn nhân mà muốn ly hôn thì có rất nhiều vấn đề sau đó. Có những gia đình có thể thuận tình ly hôn, tự thoả thuận được việc phân chia tài sản, con cái sau khi ly hôn. Nhưng cũng có những gia đình không thể thoả thuận được việc phân chia tài sản và quyền nuôi con sau khi ly hôn. Luật Trí Hùng với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn trình tự thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con, cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn một cách chu đáo, tận tâm và đảm bảo quyền lợi chính đáng của bạn.

Sau khi ly hôn thì bố mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của pháp luật.

Khi hai vợ chồng quyết định ly hôn, nếu hai vợ chồng thoả thuận được ai là người trực tiếp nuôi con, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn thì toà sẽ xử theo thoả thuận của cả hai vợ chồng. Trường hợp không thoả thuận được thì căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, nếu con trên 7 tuổi thì còn xét đến nguyện vọng của con là muốn sống với bố hay sống với mẹ. Nếu con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng chăm sóc thì mới được giao cho bố nuôi.

Khi ly hôn, mà hai vợ chồng không thoả thuận được quyền nuôi con mà muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn thì bạn cần phải chứng minh được các điều kiện sau:

– Điều kiện về vật chất:

+ Thu nhập thực tế

+ Công việc ổn định

+ Có chỗ ở ổn định

+ Tài sản sở hữu hợp pháp

+ … và các vấn đề khác.

– Điều kiện về tinh thần:

+ Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con,

+ Tình cảm dành cho con từ trước đến nay,

+ Điều kiện cho con vui chơi, giải trí,

+ Nhân cách đạo đức của cha mẹ

+ Trình độ học vấn của cha mẹ …

Ngoài ra Luật hôn nhân và gia đình còn quy định về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Khi ly hôn, ngoài việc chia tài sản thì giành quyền nuôi con là một việc rất quan trọng đối với người cha, người mẹ. Vậy quyền nuôi con sẽ được quy định như thế nào khi ly hôn? Tranh chấp quyền nuôi con được giải quyết như thế nào? Trình tự thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn ra sao? … đã được Luật Trí Hùng giải thích ở trên. Bạn còn có thắc mắc hay câu hỏi gì có thể trực tiếp liên hệ vào số Hotline của chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi một cách nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí.

Luật Trí Hùng – Niềm tin của mọi khách hàng – Hotline: 0912.060.765

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Liên hệ Luật Sư Trí Hùng Liên hệ hỗ trợ qua Zalo
0912060765
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x