Thủ tục nhận con ngoài giá thú
Người đời nói, con cái là lộc trời cho. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào khi cất tiếng khóc chào đời cũng được đón nhận trong niềm vui và nụ cười hạnh phúc của các ông bố, bà mẹ. Thường thì đó là những đứa trẻ ra đời ngoài ý muốn của bố mẹ hoặc là những đứa con ngoài giá thú.
Không ít cặp đôi sau khi “dính” hậu quả mang thai đã đường ai nấy đi. Cái thai không phải lúc nào cũng có thể phá bỏ được vì lý do sức khỏe, dẫn đến, những đứa trẻ “ngoài giá thú” ra đời.
Những đứa trẻ này vốn không chỉ thiệt thòi vì không có một gia đình đúng nghĩa, mà ngay cả việc được khai sinh có tên cha cũng không hề đơn giản, khi những người cha này chối bỏ trách nhiệm.
Điều 63 Luật HN&GĐ quy định về giấy khai sinh của con trong trường hợp cha mẹ không đăng ký kết hôn thì không có tên cha, mà chỉ có tên mẹ. Để khai sinh cho con có tên cha, người mẹ phải “vận động” người cha tự nguyện nhận con, hay yêu cầu Tòa án xác định cha cho con.
Khi bạn có con ngoài giá thú mà mong muốn nhận lại con của mình, muốn đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nhưng lại không biết thủ tục nhận con ngoài giá thú như thế nào? Hãy đến với chúng tôi – Công ty Luật TNHH Trí Hùng & Cộng sự – Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn miễn phí cho bạn về thủ tục nhận con ngoài giá thú.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại gọi: – 1900 6275
1) Trình tự thực hiện:
– Nộp hồ sơ qua bộ phận một cửa (nếu có) Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Cán bộ tư pháp hộ tịch sau khi kiểm tra thấy đủ giấy tờ hợp lệ thì ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy đăng ký khai sinh. Chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp bản chính giấy đăng ký khai sinh cho người đi đăng ký khai sinh. Bản sao giấy đăng ký khai sinh cấp theo yếu cầu của đương sự.
Trong trường hợp người đi đăng ký khai sinh chưa nộp đủ giấy tờ hoặc cần phải xác minh thêm thì cán bộ tư pháp hộ tịch viết phiếu hẹn giải quyết và trả kết quả.
– Nhận kết quả tại (bộ phận một cửa) Ủy ban nhân dân cấp xã.
2) Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.
3) Thành phần hồ sơ:
+ Giấy chứng sinh (theo mẫu). Trường hợp sinh ngoài cơ sở y tế thì được thay bằng: văn bản xác nhận của người làm chứng. Trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về sự việc sinh là có thực.
+ Bản sao sổ hộ khẩu của người mẹ
+ Bản sao CMND của người đi làm giấy khai sinh.
+ Tờ khai đăng ký việc nhận con (theo mẫu) nếu có người nhận là cha của trẻ tại thời điểm đi đăng ký khai sinh là có thực.
+ Giấy tờ chứng minh về quan hệ cha, con (nếu có).
4) Thời hạn giải quyết:
– 05 ngày làm việc.
Thủ tục nhận cha cho con được chia thành hai trường hợp:
Trường hợp 1: Việc nhận cha cho con do các bên tự nguyện và không có tranh chấp được thực hiện tại UBND cấp xã theo quy định tại Điều 34, Nghị định số 58
Trường hợp 2: Các bên không tự nguyện trong việc nhận cha cho con, tức là có tranh chấp về việc nhận cha cho con, có thể là người cha không thừa nhận đứa con hoặc người mẹ không đồng ý về việc nhận cha cho con của mình đối với trường hợp con chưa thành niên hoặc người con không đồng ý nhận cha khi đã thành niên hoặc có người thứ ba cùng yêu cầu nhận cha cho con. Trường hợp này, người có yêu cầu nhận cha cho con phải làm đơn khởi kiện ra Tòa án cấp huyện
LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH (24/7) GỌI: 1900 6275
– Gửi yêu cầu dịch vụ trực tiếp qua Email : luattrihung@gmail.com
– Gửi câu hỏi cho luật sư tư vấn qua Email : luattrihung@gmail.com
– Tham khảo dịch vụ luật sư và kiến thức : https://luattrihung.com/