Trang chủ Lĩnh vực tư vấn Lao động bảo hiểm xã hội Pháp luật lao động về kỷ luật sa thải quy định như thế nào?

Pháp luật lao động về kỷ luật sa thải quy định như thế nào?

Tác giả: thuy
Sa thải lao động

Sa thải lao động

Không giống như các hình thức xử lý kỷ luật khác, sa thải là hình thức xử lý ở mức cao nhất mà pháp luật cho phép người sử dụng lao động được quyền áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động sa thải có tác động rất lớn đối với người lao động bởi nó lấy đi việc làm của họ, đẩy họ vào tình trạng thất nghiệp, chính vì vậy mức độ ảnh hưởng đối với xã hội cũng rất to lớn.

1- Các hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

A) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp. Các hành vi vi phạm này nếu chưa có đầy đủ hoặc khó xác định chứng cứ thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, kết luận để làm căn cứ xử lý kỷ luật

B) Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;

C) Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm :

– Bị thiên tai; hỏa hoạn; bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp, các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

– Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định trên thì người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:

✔ Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

✔ Bị tạm giam, tạm giữ;

✔ Chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại điểm a khoản 1 điều 85 Bộ luật Lao động.

✔ Người lao động nữ có thai; nghỉ thai sản; nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Người lao động nam phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng.

2- Sau khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết.

Có thể thấy các trường hợp NSDLĐ được quyền sa thải NLĐ được pháp luật quy định tương đối chặt chẽ, hợp lý, bảo đảm được trật tự kỉ cương của doanh nghiệp cũng như quyền lợi của NLĐ. Chỉ những trường hợp NLĐ phạm lỗi nghiêm trọng mới bị sa thải.

Tuy nhiên, trên thực tế, các trường hợp kỷ luật sa thải vẫn tương đối nhiều. Số lượng các vụ án về kỷ luật sa thải được giải quyết tại Toà án chiếm một tỷ lệ lớn, chỉ đứng sau các vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng và ngày càng có chiều hướng gia tăng.

Vì mức độ ảnh hưởng đối với xã hội khá nghiêm trọng nên các vấn đề liên quan đến kỷ luật sa thải với các vấn đề như:

Bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Điều kiện sa thải người lao động theo luật ?

Hình thức kỷ luật sa thải được áp dụng trong những trường hợp nào?

Khi nào thì được phép áp dụng hình thức sa thải với lao động?

Là các câu hỏi được cả người sử dụng lao động và người lao động quan tâm. Để đảm bảo quyền là lợi ích của cả 2 bên Luật Trí Hùng giúp bạn tư vấn luật lao động, hòa giải – giải quyết các tranh chấp lao động phát sinh … Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất:


CÔNG TY LUẬT TNHH TRÍ HÙNG & CỘNG SỰ
Trụ sở: 60 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Chi nhánh: 1.8 Đường 32, Phú Diễn- Từ Liêm – HN
✆ ĐT: 04.32595549 / ✆Hotline: 0912-060-765
Website: https://luattrihung.com
Email: luattrihung@gmail.com

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Liên hệ Luật Sư Trí Hùng Liên hệ hỗ trợ qua Zalo
0912060765
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x