Trang chủ Di chúc - thừa kế Phân chia tài sản thừa kế khi không có di chúc

Phân chia tài sản thừa kế khi không có di chúc

Khi người chết không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp thì vấn đề phân chia tài sản thừa kế khi không có di chúc sẽ được quy định bởi pháp luật tại Bộ luật dân sự (thừa kế theo pháp luật).

Theo điều 675 Bộ luật dân sự 2005  Thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Khi không có di chúc
  • Khi di chúc không hợp pháp
  • Những người thừa kế theo di chúc đều đã chết
  • Người thừa kế theo di chúc không có quyền hoặc từ chối nhận tài sản

Trước khi áp dụng thừa kế theo pháp luật phải xác minh là những tài sản nào sẽ được phân chia. Nếu người chết có vợ, chồng và có tài sản chung của vợ chồng thì phải phân biệt những tài sản đó trong phân chia với tài sản riêng của người đã mất.

Phân chia tài sản thừa kế khi không có di chúc

Phân chia tài sản thừa kế khi không có di chúc

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng hoặc từ chối quyền nhận di sản; chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Quy định của pháp luật về thứ tự hưởng thừa kế như sau:

  • Hàng thứ nhất: vợ,chồng, cha/mẹ đẻ, cha/mẹ nuôi, con đẻ,con nuôi
  • Hàng thứ 2: ông/bà nội, ông/bà ngoại, anh/chị/em ruột, cháu ruột của người chết là ông/bà nội, ông/bà ngoại
  • Hàng thứ 3: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác/chú/cậu/cô/dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác/chú/cậu/cô/dì; chắt ruột của người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Một khái niệm nữa có liên quan là thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị là khi bố mẹ và con qua đời cùng một lúc hoặc con chết trước và để lại di sản thì cháu (con của con) sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.
Ngoài ra, nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Luật Trí Hùng tư vấn các dịch vụ về di chúc, lập di chúc, phân chia tài sản thừa kế, tránh tranh chấp đất đai, làm sổ đỏ, sang tên sổ đỏ uy tín chuyên nghiệp. Quý khách có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ đường dây nóng 19006275 để được tư vấn miễn phí các vấn đề về di chúc, thừa kế, dân sự, đất đai.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyễn Văn Nam
Nguyễn Văn Nam
6 năm trước

Kính gửi các chú, các cô Luật sư!
Cháu muốn nhờ cô, chú tư vấn vấn đề thừa kế tài sản. Bố mẹ cháu có 2 người con trai là cháu và anh trai cháu. Sau đó bố mẹ cháu ly dị và được tòa phân bố cháu nuôi anh trai cháu (bố cháu đã chết), còn mẹ cháu nuôi cháu. Hộ khẩu nhà cháu chỉ có 2 mẹ con cháu, mẹ cháu là chủ hộ.
Sau ly dị, mẹ cháu mua mảnh đất 86m2, có sổ đỏ, nhưng do mẹ cháu nợ nần không trả được nên mẹ cháu đã nhờ anh trai cháu đứng ra trả nợ, mẹ cháu vì cứ đi lang bạt khắp nơi làm thuê nên cho anh cháu ở ngôi nhà đó và giao hết giấy tờ sổ đỏ nhà, ruộng đất cho anh cháu giữ, mẹ cháu đi làm để kiểm tiền trả anh cháu. Anh cháu đã có lần bảo sang tên sổ đỏ cho anh nhưng mẹ cháu bảo phải chia cho cháu một nửa, khi lên xã vì đất chia nhỏ hơn 70m2 một thửa nên trái với quy định xây dựng nông thôn mới nên không chia được). Nhưng năm 2016 mẹ cháu bị tai nạn lao động khi đang làm phụ hồ chết mà không có di chúc gì. Anh trai cháu trước đây mẹ cháu nhờ đóng thuế ruộng hộ, sau đó mẹ cháu về trả cho anh chị, thì bây giờ ruộng đất của mẹ cháu vẫn phải do anh chị đóng và cháu không được đóng, mẹ không có di chúc nên ruộng đất phải chia.(Dù anh không có khẩu). Còn sổ đỏ nhà đất thì anh giữ và sử dụng, cháu không được quyền thừa kế hay phân chia. Lý do là mẹ chưa trả hết tiền (mới được rất ít) cho anh và lúc anh trả nợ cho mẹ có bảo cháu viết một tờ giấy với nội dung là nhà đất đó là của mẹ cháu và cháu không có quyền gì ở đây (ở ngôi nhà đó), lúc đó cháu đã viết vì nếu không anh sẽ không trả nợ. Vậy cháu có quyền thừa kế hay phân chia như thế nào về nhà đất và ruộng đất vậy cô chú?
Mong cô chú tư vấn giúp cháu! Cháu xin chân thành cảm ơn!

Liên hệ Luật Sư Trí Hùng Liên hệ hỗ trợ qua Zalo
0912060765
1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x