Mua bán đất giấy tay, có thể được pháp luật công nhận?
Hỏi: Trước gia đình khó khăn, vì không có nhà ở nên tôi mới dành dụm được 100 triệu đồng mua một miếng đất khoảng 30m2 bằng giấy tay. Sau đó tôi xây dựng nhà cấp 4. Tôi đã sinh sống ở ngôi nhà đó được 6 năm, nhưng giờ chủ đất tranh chấp muốn lấy lại.
Xin hỏi trường hợp của tôi giải quyết cách nào là tốt nhất? Tôi có tham khảo các trang về nhà đất, thấy mua bán giấy tay nếu xảy ra tranh chấp thì phải trả lại cho nhau những gì đã nhận, vậy tiền tôi xây dựng căn nhà phải tính sao? Tôi không rành về luật nên mong chuyên mục giúp tư vấn một cách thật chi tiết. Chân thành cảm ơn.
Trả lời:
1. Đất có GCN QSDĐ nhưng mua bán bằng giấy tay:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người sử dụng đất chỉ được thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế… khi đất đã được cấp GCN QSDĐ.
Ngoài ra, khi thực hiện giao dịch phải tuân thủ quy định về mặt hình thức của giao dịch, cụ thể như việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có chứng nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền.
Việc mua bán đất không được lập thành văn bản có chứng nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền (còn gọi là mua bán đất bằng giấy tay), nếu có tranh chấp, theo yêu cầu của một hoặc các bên, tòa án quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.
Trên thực tế, khi giải quyết những tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do vi phạm về mặt hình thức, các tòa thường buộc các bên trong giao dịch phải thực hiện việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chứng nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, quá thời hạn trên mà không thực hiện thì tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất này vô hiệu.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Theo hướng dẫn tại nghị quyết số 02 ngày 10-8-2004 của hội đồng thẩm phán TAND tối cao: khi tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì toà án sẽ xác định lỗi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại.
Thiệt hại có thể bao gồm: khoản tiền mà bên chuyển nhượng phải bỏ ra để khôi phục tình trạng ban đầu của diện tích đất do bên nhận chuyển nhượng đã làm huỷ hoại đất; khoản tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã đầu tư để cải tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị công trình, tài sản, cây lâu năm… trên đất.
Trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có thỏa thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có.
2. Mua bán đất giấy tay và đất chưa có GCN QSDĐ:
Đối với việc mua bán đất bằng giấy tay được thực hiện từ sau ngày 15-10-1993 đến trước ngày 1-7-2004 (ngày Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành) và đất chuyển nhượng chưa có GCN QSDĐ, nhưng sau khi nhận chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố… và bên chuyển nhượng (bên bán) không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tòa án sẽ xem xét công nhận hợp đồng mua bán đất giấy tay này.
Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất thì tòa án xem xét công nhận phần hợp đồng mua bán phần đất có nhà ở và hủy phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bạn giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch (Nghị quyết số 02 ngày 10-8-2004, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao).
Trân trọng!
Trước tôi có mua lô đất 115 m2 từ 3/2001 từ giấy chúng nhận quyền sử dụng đất chung (hơn 10000 m2) của Ông A bán cho bà B, bà B bán lại cho tôi. Nay ông A tách thử khu đất (657 m2, GCNQSD đất nông nghiệp)bán tiếp cho bà C từ 6/6/2012.
Xin hỏi trong trường hợp này tôi phải làm như thế nào để tác sổ GCNQSD đất của tôi.Được biết khu đất này được diện trong quy hoạch khu dân cư hiên hữu.
Kính mong luật sư giúp đỡ.
Tôi bán một miếng đất thổ cư 100m2 có sổ và nhận đặt cọc tiền. Trong giấy đặt cọc có mô tả hiện trạng miếng đất thực tế dư ra 15m2 ( TC = 115m2 ). Khi ra công chứng ký hợp đồng mua bán thì chỉ được làm theo sổ là 100m2 và hai bên đồng ý ký HĐ mua bán. Mọi thủ tục pháp lý sang tên đổi chủ đã hoàn tất ( 100m2 ). Việc thanh toán hai bên cũng đã hoàn tất và tôi có ghi trong giấy đặt cọc là việc thanh toán đã xong, hai bên không còn nợ nần gì nhau.Việc thanh toán mua bán kết thúc và ký tên ( hiện giấy đặt cọc người mua vẫn còn giữ ).
Như vậy kính mong Công ty luật cho biết tôi có bị người mua kiện đòi thêm 15m2 này theo luật hay không.
Kính mong được các Luật Sư tư vấn hỗ trợ. Xin chân thành cảm ơn quý Công ty.
Luật sư cho e hỏi bố em vừa bán thửa đất chính chủ nhưng mới nhận tiền cọc 50% có làm giấy mua bán bằng tay nhưng không có công chứng,nhưng đứa em của e chưa tách khẩu không chịu bán vậy luật sư cho em hỏi bây giờ gia đình em trả số tiền người ta đặt cọc lại có bị người ta kiện và bắt bồi thường gấp đôi hay không ạ
Tôi xin hỏi về thửa đất nhà tôi mua năm 2002 dt 34 m2, nhưng vì khi đó nhà tôi không có sổ hộ khẩu Hà Nội nên ko sang tên được và nhờ người họ hàng đứng tên hộ. Giờ nhà tôi muốn sang tên thì có được ko. Thửa đất đã được cấp giấy QSDĐ năm 1995