Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ nhà đất uy tín
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khi có xảy ra tranh chấp thì sẽ gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải nếu như các bên xảy ra tranh chấp không tự hòa giải được.
Còn trong trường hợp tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ nhà đất thì giải quyết tranh chấp như thế nào? Bạn không biết tìm Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ nhà đất uy tín ở Hà Nội? Hãy đến với chúng tôi – Công ty Luật Trí Hùng – với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ nhà đất cho bạn một cách tỉ mỉ và cụ thể nhất.
Căn cứ theo khoản 1 điều 203 Luật Đất đai 2013 đã quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai như sau: “Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”.
Cũng căn cứ theo khoản 2 điều 203 Luật đất đai 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Như vậy trong trường hợp đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ gì chứng minh thì có thể khởi kiện đến tòa án hoặc đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền.
Quy trình giải quyết thủ tục tranh chấp
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, cụ thể:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ trong trường hợp không có giấy chứng nhận
Giải quyết khi không có giấy tờ nhà đất (không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa trên các căn cứ sau đây:
Thứ nhất, chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra, như biên lai thu thuế đất, giấy tờ thuê mướn nhân công đào đất, giấy tờ chứng minh quá trình khai thác hưởng hoa lợi từ đất, người làm chứng… (nếu có).
Thứ hai, thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp thông qua việc cơ quan có thẩm quyền đo đạc, thẩm định tại chỗ, vẽ sơ đồ thửa đất, diện tích đất tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương (áp dụng đối với nơi chia đất theo nhân khẩu).
Thứ ba, sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ tư, chính sách ưu đãi người có công, bởi Nhà nước có quyền giao đất, công nhận QSDĐ.
Thứ năm, quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài những chứng cứ nêu trên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết còn có thể căn cứ vào kết quả xác minh thực tế, biên bản hòa giải của xã, ấp, lời khai của các đương sự, giấy tờ giao dịch liên quan đến QSDĐ tự lập của các bên, khả năng sử dụng đất của các bên, kết quả giám định… (nếu có).
Được giải đáp bởi Luật sư Nguyễn Trí Hùng – Giám đốc công ty Luật Trí Hùng & Cộng Sự – Sở tư pháp thành phố Hà Nội.
[…] phải bất cứ trường hợp tranh chấp thừa kếđất đai nào đều được cơ quan nhà nước thụ lý giải quyết, phải có đủ các điều […]