Kế toán thuế cho doanh nghiệp mới thành lập
Kế toán Thuế là một vị trí vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với bất kể một doanh nghiệp nào đã được cấp phép đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ chính của người kế toán thuế là xác định cơ sở để tính thuế và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp cho nhà nước. Để làm được tốt công việc của người kế toán thuế thì bạn phải là người am hiểu luật thuế, biết cách vận dụng những quy định đó vào doanh nghiệp của mình để xử lý các tình huống phát sinh sao cho hiệu quả nhất.
Luật Trí Hùng cung cấp dịch vụ kế toán thuế cho doanh nghiệp mới thành lập nhanh chóng, uy tín, tin cậy với chi phí thấp tại Hà Nội. Quy trình thực hiện kế toán thuế cho doanh nghiệp gồm:
1. Hàng ngày: Thu thập, xử lý, sắp xếp, lưu trữ hóa đơn – chứng từ kế toán
– Thu thập: Đối với hóa đơn kế toán Thuế của chúng ta có 2 nguồn để thu thập: Trong và Ngoài doanh nghiệp. Trong là việc các bạn tự lập hóa đơn khi bán hàng, cung ứng dịch vụ ( hóa đơn đầu ra), còn Ngoài là khi các bạn đi mua hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán Thuế là phải tập hợp hết các chứng này về để làm căn cứ kê khai, hạch toán.
– Xử lý: hóa đơn chứng từ được lập không phải lúc nào cũng chính xác, Vì vậy người kế toán Thuế cần biết cách xử lý sao cho: Hợp lý – Hợp lệ – Hợp pháp. Khi nhắc đến vấn đề này là chúng ta nhắc đến các điều kiện được khấu trừ thuế hay chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Còn nếu các bạn lập sai hóa đơn, nếu không xử lý kịp thời sẽ bị xử phạt về việc sử dụng hóa đơn ( mới nhất hiện nay là Thông tư 10/2014/TT-BTC). Tất cả các trường hợp cháy, mất, hỏng đều cần xử lý kịp thời. Xem thêm: Cách xử lý khi viết sai hóa đơn
– Sắp xếp: Mỗi kế toán Thuế sẽ có một cách sắp xếp hóa đơn – chứng từ khác nhau có thể là theo bộ ( ví dụ như một tờ hóa đơn đầu vào sẽ có phiếu chi/GBN và phiếu nhập kho, hay hợp đồng nếu có…) nhưng cần phải sắp xếp theo trình từ thời gian, nên để đầu vào riêng, đầu ra riêng, từng kỳ ra từng file khác nhau, kèm theo là tờ khai thuế của kỳ đó…
– Lưu trữ: Đối với hóa đơn thông thường chúng ta lưu trữ 10 năm, các chứng từ: phiếu thu, chi, nhập, xuất 5 năm…
– Ngoài những công việc chính trên bạn phải thường xuyên các luật thuế liên quan đến doanh nghiệp của mình một cách kịp thời để đảm bảo làm đúng, làm đủ theo luật thuế hiện hành, và có thể là giúp doanh nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi từ chính phủ.
2. Hàng tháng: Kê khai làm những loại báo cáo thuế theo tháng.
– Công việc này kế toán Thuế thường làm vào cuối tháng hoặc đầu tháng sau. Vì hạn nộp các loại báo cáo thuế tháng sẽ là ngày 20 của tháng sau.
– Bạn phải tự xác định xem doanh nghiệp của mình có những loại báo cáo thuế nào sẽ phải làm theo tháng. Ví dụ như: Thuế GTGT, Thuế TNCN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (dành cho DN mới thành lập, hoặc hoạt động dưới 12 tháng).
– Căn cứ để kê khai là những hóa đơn – chứng từ mà chúng ta đã thu nhập và xử lý bên trên. Nhớ là chỉ có những hóa đơn hợp lý – hợp lệ – hợp pháp mới kê khai. Nếu hóa đơn có vấn đề các bạn phải xử lý trước khi tiến hành kê khai nhé.
3. Hàng quý: Làm báo cáo thuế quý.
– Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý
– Lập Bảng kê Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý
– Lập tờ khai thuế GTGT( nếu có)
– Lập tờ khai thuế TNCN( nếu có)
Tuy nhiên đó là các công việc mà Kế toán thuế chúng ta phải làm hàng Quý. Các bạn đừng quên công việc của người kế toán thuế Hàng tháng phải thực hiện cho tháng cuối cùng thuộc Quý.
– Hạn nộp báo cáo quý là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
4. Hàng năm:
☞ Công việc đầu năm
+ Nộp thuế Môn Bài
☞ Công việc cuối năm
+ Quyết toán thuế TNDN
+ Quyết toán thuế TNCN
+ Lập Báo cáo tài chính:
✔ Bảng Cân đối Kế toán
✔ Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
✔ Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
✔ Thuyết minh Báo cáo Tài chính
✔ Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản
Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước, nó vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế cho phù hợp với sự phát triển kinh tế của từng thời kỳ. Thông qua chính sách thuế, Nhà nước khuyến khích đầu tư, sản xuất và tiêu dùng đối với nh ững mặt hàng, ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm được ưu đãi; đồng thời hạn chế đầu tư, sản xuất đối với những ngành nghề Nhà nước chủ trương thu hẹp trong từng giai đoạn nhất định. Chính sách thuế ảnh hưởng sâu sắc đến các quyết định về đầu tư, tiết kiệm của các tầng lớp dân cư. Có thể nói kiến thức về thuế là cần thiết và hữu ích cho tất cả các chủ thể trong nền kinh tế và cho toàn xã hội. Bạn có nhu cầu tìm hiểu về kế toán thuế và làm Kế toán thuế cho doanh nghiệp mới thành lập vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH TRÍ HÙNG & CỘNG SỰ
Trụ sở: 60 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Chi nhánh: 1.8 Đường 32, Phú Diễn- Từ Liêm – HN
✆ ĐT: 04.32595549 / ✆Hotline: 0912-060-675
Website: https://luattrihung.com
Email: luattrihung@gmail.com