Trang chủ Lĩnh vực tư vấn Tài chính - Ngân hàng Hiểu rõ vay thế chấp là gì? Phân biệt giữa vay thế chấp và tín chấp

Hiểu rõ vay thế chấp là gì? Phân biệt giữa vay thế chấp và tín chấp

Tác giả: thuy

Vay thế chấp là gì đang được rất nhiều khách hàng băn khoăn, thắc mắc. Nếu bạn cũng muốn tìm ra lời đáp cho vấn đề này hãy dành thời gian đọc ngay bài viết sau. Những phân tích từ chúng tôi chắc chắn sẽ trở thành tư liệu hữu ích dành cho độc giả. Đồng thời, bạn cũng nâng cao vốn hiểu biết của bản thân về lĩnh vực này.

Vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp là gì? Đây được hiểu là hình thức vay tiền có tài sản thế chấp. Theo đó, khoản vay của bạn sẽ đảm bảo quyền lợi với người đi vay. Đó điển hình như đất đai, nhà cửa, xe cộ,…

Ngay khi vay thế chấp những tài sản kể trên vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn. Tuy nhiên, tất cả các loại giấy tờ liên quan cũng như chứng minh quyền sở hữu sẽ được ngân hàng giữ lại.

Lợi ích khi vay thế chấp là gì?

Ngày càng nhiều khách hàng tìm đến hình thức vay thế chấp như sự lựa chọn tiên quyết. Bởi họ đã và đang hiểu rõ những lợi ích thiết thực bản thân sẽ nhận lại như:

Vay thế chấp mang lại cho khách hàng nhiều lợi ích thiết thực

  • Đáp ứng nhu cầu vay vốn lớn: Bạn có thể vay thế chấp với số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo. Nhờ đó, khách hàng dễ dàng thực hiện những kế hoạch, dự tính như đầu tư, mua nhà, mua xe, sửa chữa, kinh doanh,…

  • Giảm bớt áp lực về tài chính: Khi hiểu vay thế chấp là gì bạn sẽ biết rõ mức lãi suất sẽ được tính theo dư nợ giảm dần. Đặc biệt, thời hạn vay có thể lên đến 25 năm. Qua đó, bạn dễ dàng cân đối tài chính và giảm thiểu đi những áp lực về tiền bạc.

  • Trả nợ theo nhiều hình thức khác nhau: Bạn có thể lựa chọn các hình thức thanh toán khác nhau. Điển hình như trả lãi hàng tháng, quý hoặc theo năm. Ngoài ra, tiền gốc dễ dàng trả dần hoặc trả một lần.

  • Không lo lắng mất mát tài sản: Vay thế chấp tài sản nhưng thực tế bạn vẫn là chủ sở hữu của chúng. Ngân hàng chỉ giữ lại các giấy tờ liên quan để làm bằng chứng.

Như vậy, vay thế chấp ngân hàng bạn sẽ được đáp ứng nhu cầu vay vốn lớn. Đồng thời, khách hàng cũng giảm thiểu áp lực về tài chính, linh hoạt trả lãi – trả nợ. Đặc biệt, số tài sản không bị hao hụt hoặc mất đi.

Lãi suất vay thế chấp được tính theo những hình thức nào?

Ngoài việc tìm hiểu vay thế chấp là gì bạn cũng đừng quên nằm lòng cách tính lãi. Việc này giúp bạn chủ động hơn trong quá trình vay vốn cũng như chi trả lãi về sau, cụ thể:

Lãi suất vay thế chấp có ba loại là cố định, thả nổi và hỗn hợp

Cách tính lãi suất cố định

Lãi suất cố định sẽ được tính không đổi trong suốt thời hạn vay. Theo đó, mỗi tháng khách hàng đi vay vốn cần trả số tiền lãi như nhau, công thức tính như sau:

Số tiền lãi = Số tiền vay thế chấp x lãi suất cố định

Cách tính lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi tùy thuộc vào quy định cũng như chính sách của từng ngân hàng. Thông thường, những đơn vị này sẽ điều chỉnh lãi suất định kỳ 3 – 6 tháng một lần, công thức tính:

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + biên độ lãi suất

Số tiền lãi cần trả mỗi tháng = Số tiền vay thế chấp x lãi suất thả nổi

Lãi suất hỗn hợp

Đúng như tên gọi, lãi suất hỗn hợp sẽ kết hợp hai loại là lãi suất cố định và thả nổi. Khách hàng sẽ được nắm bắt thông tin chi tiết trong quá trình giao dịch và áp dụng tại một thời gian nhất định.

Thông thường sẽ có các mốc như 3, 6, 12, 18 và 24 tháng thiết lập lãi suất cố định. Sau đó bạn sẽ phải thanh toán khoản lãi theo lãi suất thả nổi.

Vay thế chấp có những hình thức nào?

Các hình thức vay thế chấp hiện nay rất đa dạng. Bạn có thể tham khảo ngay thông tin dưới đây để hiểu thêm:

Vay thế chấp kinh doanh

Khách hàng muốn vay vốn kinh doanh có thể đến ngân hàng chọn hình thức này. Theo đó, bạn sẽ được mở rộng phát triển, đầu tư tài sản cố định, bổ sung vốn lưu động nhanh chóng. Hơn hết, bạn không cần phải đăng ký kinh doanh, quá trình xét duyệt hồ sơ dễ dàng.

Khách hàng muốn có thêm vốn kinh doanh có thể thực hiện vay thế chấp

Ngoài ra, với hình thức vay vốn kinh doanh bạn có thể được đáp ứng 100% nhu cầu. Đồng thời, ngân hàng còn đưa ra nhiều chính sách đặc biệt cho các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn.

Vay thế chấp mua bất động sản hoặc nhà ở

Hình thức này chuyên dành cho những khách hàng có nhu cầu mua đất, nhà nhưng chưa đủ vốn. Bạn được hỗ trợ 100% nhu cầu vốn, tối đa 75% giá căn hộ và hạn mức 20 tỷ đồng. Đặc biệt thời gian kéo dài từ 25 đến 35 năm tùy vào từng dự án.

Khách hàng có thể vay thế chấp khi muốn mua bất động sản hoặc nhà ở

Bằng cách này khách hàng dễ dàng sở hữu nhà ở, mảnh đất bản thân muốn mua. Hơn hết, bạn cũng không lo đánh mất cơ hội tốt khi nhu cầu sinh sống cũng như có căn hộ ngày càng cấp thiết hiện nay.

Vay thế chấp cho mục đích tiêu dùng

Ngoài việc vay vốn để kinh doanh, mua căn hộ bạn có thể tiếp cận nguồn vốn để tiêu dùng. Điển hình như các hoạt động mua sắm, trang trí nội thất, giáo dục, khám chữa bệnh,…

Với hình thức vay này bạn sẽ được đáp ứng tối đa khoảng 3 tỷ đồng với thời hạn 10 năm. Đồng thời, phương thức trả nợ linh hoạt tạo mọi điều kiện tốt nhất cho khách hàng.

Khách hàng có thể vay thế chấp sử dụng cho mục đích tiêu dùng

Khách hàng có nhu cầu vay thế chấp để sửa chữa nhà ở

Đây là hình thức vay dành cho các khách hàng muốn có vốn để xây dựng, hoàn thiện, sửa chữa nhà. Bạn sẽ dễ dàng hoàn thiện nội thất cũng như các hạng mục chưa tốt.

Mức vay tối đa có thể lên đến 3 tỷ đồng cùng hạn mức lâu dài tới 25 năm. Kết hợp với phương thức trả nợ linh hoạt mang lại nhiều điều kiện tốt  nhất cho khách hàng.

Khách hàng có thể vay thế chấp để sửa chữa nhà ở

Phân biệt hình thức vay thế chấp và tín chấp như thế nào?

Song song với việc vay thế chấp còn có hình thức vay vốn khác là tín chấp. Bạn muốn tìm hiểu thêm về hai hình thức này hãy đọc ngay nội dung phân tích chi tiết trong bảng dưới đây:

Vay thế chấp và tín chấp có nhiều điểm khác nhau rõ rệt

Phân biệt

Vay thế chấp là gì?

Vay tín chấp là gì

Đặc điểm

Vay vốn có tài sản đảm bảo.

Căn cứ vào uy tín và năng lực của người đi vay và không cần tài sản đảm bảo.

Tài sản thế chấp

– Đảm bảo các tài sản theo đúng quy định của pháp luật.

– Sổ hồng, ô tô, nhà, đất, …

Không cần tài sản đảm bảo.

Lãi suất

Thấp, tính theo dư nợ giảm dần

Lãi suất cao hơn nhiều lần so với vay thế chấp.

Hạn mức cho vay

70 – 100%.

Thấp hơn so với vay thế chấp.

Thủ tục xét duyệt

Lâu, nhiều công đoạn.

Nhanh chóng.

Quá trình đăng ký

Phức tạp.

Đơn giản.

Nên vay tín chấp hay thế chấp?

Dễ nhận thấy, vay tín chấp và vay thế chấp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể bạn nên đưa ra quyết định cụ thể như sau:

Nên vay thế chấp hay tín chấp còn tùy thuộc vào từng trường hợp

Thứ nhất, nên vay tín chấp trong trường hợp muốn có vốn sinh hoạt, số tiền ít. Bởi hình thức xét duyệt hồ sơ đơn giản.

Thứ hai, nên vay thế chấp trong trường hợp muốn đầu tư lâu dài, lãi suất sẽ thấp. Đồng thời, hạn mức cho vay lâu dài giúp bạn không quá áp lực về tài chính.

Tin rằng với những giải đáp chi tiết từ chuyên trang đã giúp bạn hiểu rõ vay thế chấp là gì. Khách hàng có nhu cầu cũng như nhận thêm tư vấn chi tiết hãy kết nối tới https://russo.vn/

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Liên hệ Luật Sư Trí Hùng Liên hệ hỗ trợ qua Zalo
0912060765
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x