Giải quyết tranh chấp lối đi chung uy tín
Tình trạng tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế diễn ra phức tạp trong đó có những trường hợp là các vụ việc liên quan đến tranh chấp lối đi chung. Khi có tranh chấp về lối đi qua bất động sản liền kề trước hết các bên tranh chấp tiến hành tự hòa giải.
“Bán anh em xa mua láng giềng gần” là câu nói được truyền miệng khá lâu đời để nói lên mối quan hệ bền chặt giữa những người làng xóm hay những người ở cùng một phố, một khu, các diện tích bất động sản liền kề. Tuy nhiên sức ép về mặt dân số tăng nhanh cùng với đó là vấn đề đất đai, nhà ở là nhu cầu thiết yếu của nhiều người trong khi giá nhà đất lại khá cao.
Khi có tranh chấp về lối đi qua bất động sản liền kề, trước hết các bên tranh chấp tiến hành tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở, nếu hòa giải ở cơ sở không thành thì hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp. Trường hợp các bên không đồng ý với kết quả hòa giải ở xã , phường, thị trấn thì các bên có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp theo thủ tục hành chính và tố tụng. Sau đây là những quy định của pháp luật hiện hành về quyền lối đi chung:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 275 Bộ luật dân sự 2005 về quyền lối đi chung:
1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định khoản 2 điều này mà không có đền bù
Thứ hai, theo quy định tại điều 273 Bộ luật dân sự về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề:
Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, theo quy định tại
Khoản 1 điều 265 Bộ luật dân sự, ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Trong thực tế có nhiều vụ tranh chấp lối đi chung xảy ra đặc biệt là những thành phố, thị trấn phát triển. Để giải quyết lối đi lại cho những hộ gia đình nằm ở phía trong bất động sản liền kề thì pháp luật cần có sự điều chỉnh cụ thể hơn nữa để đảm bảo quyền được được đi lại thuận tiện cho người dân và tránh những đáng tiếc xảy ra do tranh chấp lối đi chung.
Luật Trí Hùng nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn và giải quyết các tranh chấp về đất đai, luật sư hòa giải, luật sư tranh tụng các vụ án tranh chấp tại tòa sẽ giúp bạn giải quyết các vướng mắc về tranh chấp lối đi chung, lối đi liền kề hợp tình hợp lý trong thời gian nhanh nhất với chi phí thấp nhất trên địa bàn TP Hà Nội. Bạn có nhu cầu tư vấn về dịch vụ vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH TRÍ HÙNG & CỘNG SỰ
Trụ sở: 60 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Chi nhánh: 48 Cầu Diễn – P.Phúc Diễn – Bắc Từ Liêm
✆ ĐT: 04.32595549 / ✆Hotline: 0912-060-765
Website: https://luattrihung.com
Email: luattrihung@gmail.com
[…] Kỳ Đồng (phường 9, quận 3, TP HCM) thường xuyên xích mích, mâu thuẫn chỉ vì tranh chấp lối đi chung. Hộ ông Nguyễn Văn Long (nhà số 10/110 Kỳ Đồng) cho rằng sổ đỏ nhà ông xác […]
Bạn làm thủ tục khởi kiện tra tòa án để giải quyết tranh chấp về lối đi chung bạn nhé. Nếu cầu tư vấn thủ tục bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với bên mình để được tư vấn cụ thể.
Chào văn phòng luật sư, tôi có một câu hỏi như sau, rất mong nhận được sự tư vấn của văn phòng!
Gia đình ông A và gia đình ông B là hàng xóm thân thiết của nhau. Do lối đi của nhà ông B ra đường công cộng lầy lội, không thuận hiện cho các sinh hoạt thường ngày nên ông B đã xin phép và được ông A đồng ý cho đi tắt qua đường để ra đường công cộng. Sau 10 năm lối đi đó đã trở thành lối đi quen thuộc đối với nhà ông B. Năm 2014, gia đình ông B bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng 2 đất cho gia đình ông C. Sau một thời gian sinh sống, gia đình ông C có mâu thuẫn với gia đình ông A nên gia đình ông A đã bịt lại lối đi mà trước đây đã cho gia đình ông B đi nhờ qua vườn nhà mình. Ông C cho rằng hành vi của gia đình ông A là vô lý và đã xâm phạm quyền lợi của gia đình mình, nên đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân.
Câu hỏi
Giả sử tại thời điểm được gia đình ông A cho đi nhờ, gia đình ông B đã đền bù một khoản tiền bằng với giá trị quyền sử dụng đất dành làm lối đi, thì gia đình ông C có đương nhiên hưởng quyền này k
Kính chào Luật sư. Vui lòng tư vấn cho em về việc nhà hàng xóm gửi đơn ra uỷ ban xã kiện về việc yêu cầu nhà em trả lại lối đi chung mà họ cho là đất của họ.
Sự việc như sau :
Nhà em mua 2 thửa đất nông nghiệp liền kề (theo cạnh vuông) của 2 chủ hộ khác nhau là chủ hộ A và chủ hộ B cách đây trên 20 năm và 2 thửa đất này giáp ranh với 1 thửa đất theo cạnh vuông của nhà hàng xóm là chủ hộ C được phân cách bởi 2 lối đi chung nối dài. Và gia đình tôi cất nhà để ở trên thửa đất của chủ hộ A và xây chuồng nuôi heo trên thửa đất của chủa hộ B.
Tuy nhiên vì là đất nông nghiệp trồng cây ăn trái sử dụng lâu năm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cách đây trên 20 năm, chỉ thể hiện số mét vuông mà không thể hiện cột mốc cũng như không thể hiện chiều dài và chiều rộng và lối đi chung trên giấy chứng nhận.
Theo đó, thửa đất của chủ hộ A giáp ranh với thửa đất của chủ hộ C theo hướng Nam ra hướng Bắc với đất của chủ hộ C và được phân cách bằng lối đi chung với chiều rộng là 1m (gọi là lối đi 1). Lối đi 1 này đi từ hướng Đông đến hướng Tây Và đất của chủ hộ B thì giáp ranh với thửa đất của chủ hộ C theo hướng Tây ra hướng Đông với đất của chủ hộ C và được phân cách bằng lời đi chung với chiều rộng là 1.5m (gọi là lối đi 2). Lối đi 2 này đi từ hướng Nam đến hướng Bắc để ra trục đường chính.
Hai lối đi chung trên được nối tiếp theo cạnh vuông có lối đi từ hướng Đông đến hướng Tây (là ranh đất giữa chủ hộ A và C) nối tiếp với lối đi từ hướng Nam đến hướng bắc (là ranh đất giữa chủ hộ B và C) theo cạnh vuông để đi ra trục đường chính. Hai lối đi nối này đã tồn tại trên 20 năm kể từ khi nhà tôi mua lại của hai chủ hộ A và B. Và đồng thời cũng đã tồn tại trên 30 năm theo lời chứng của những chủ hộ khác đang sinh sống ở gần khu đất đó. Còn lối đi ra trục đường chính của chủ hộ C là lối đi trước nhà của chủ hộ C ra trục đường chính là mặt tiền đường, chủ hộ C không sử dụng hai lối đi trên từ trên 20 năm mà chỉ có nhà tôi sử dụng. Đồng thời nhà tôi có dựng cửa cổng chính từ hơn 20 năm trên lối đi 2 để phòng trộm cắp. Cửa cổng này dựng giáp ranh với đất của chủ hộ C và không có tranh chấp.
Một thời gian sau kể từ 5 năm trước đây, chủ hộ C không còn ở trên thửa đất này nữa mà họ dọn về làng ở. Nên họ đã rào lại cửa cổng của nhà họ lại. Lâu lâu họ vào chăm sóc cây ăn trái để thu hoạch, theo đó thì họ đã sử dụng lối đi thứ 2, đi vào cổng do nhà tôi dựng lên trên 20 năm.
Vào năm 2015, Uỷ ban xã có thông báo đến các chủ hộ tiến hành làm hồ sơ cấp lại sổ đỏ để phân cột mốc, ranh giới thửa đất. Và chủ hộ C đã nộp hồ sơ cấp lại sổ đỏ, theo đó khi bên địa chính xuống đo đất để xác định lại đất thì, chủ hộ C nói bên địa chính đo phần đất của họ bao gồm cả lối đi chung số 1 và số 2 là phần đất của họ.
Nay, bên chủ hộ C được cấp lại sổ đỏ, trong đó có thể hiện lối đi chung là phần đất của họ. Nên họ đã làm đơn khởi kiện tại Uỷ ban xã yêu cầu nhà tôi trả lại 2 lối đi chung là lối đi số 1 và số 2 và họ đề nghị nhà tôi là họ se rào lại hai lối đi đó không cho nhà tôi sử dụng nữa.
Bên uỷ ban xã đã mời nhà tôi lên giải quyết vụ việc kiện của chủ hộ C nêu trên. Sau một hồi dằn co thì uỷ ban xã xác nhận là đã không xác minh thực tế nên đã đo nhầm lối đi chung thuộc về thửa đất của chủ hộ C. Còn bên chủ hộ C nói rằng ở lối đi chung thứ 2 với chiều rộng 1.5 mét, trong có 1 mét là thuộc đất của họ hồi xưa đã dành 1m làm lối đi chung cho thửa đất của chủ hộ A và B. Và Chủ hộ A và B được nhà tôi mua lại. Vậy nên chủ hộ C đề nghị nhà tôi bây giờ phải trả lại 1 mét đất trên lôi đi chung thứ 2, nhưng họ không chứng minh được việc 1 mét đất họ dành ra làm lối đi chung là của họ.
Tuy nhiên nhà tôi cũng đồng ý trả lại 1 mét đất trên lối đi chung thứ 2 theo yêu cầu của họ và nhà tôi sẽ dời cửa cổng qua 1 mét và sẽ rào chắn để mỗi bên có lối đi riêng và yêu cầu chủ hộ C mở lại lối đi trước mặt tiền đường nhà họ như trước đây, không đi chung cổng nhà tôi nữa nhưng chủ hộ C không đồng ý. Họ yêu cầu trả lại 1 mét cho họ, đồng thời không cho nhà tôi rào ngăn lại mà vẫn để nhà họ sử dụng ra cổng nhà tôi dựng đồng thời không được phép cho xe tải chạy vào vì lý do làm hư đường. Do nhà tôi nuôi heo nên xe tải phải chạy vào để giao cám heo và để cân bán heo.
Tại uỷ bản Xả, do hoà giải không thành nên họ đang tiếp tục gửi đơn kiện lên Uỷ ban Huyện để giải quyết.
Vậy, tôi xin trình bày sự việc trên để xin được Luật sư tư vấn cho nhà tôi. Tôi xin hỏi chủ hộ C có được quyền đòi lại 1 met đất trên lối đi chung thứ 2 không nếu họ chứng mình được 1 mét đất đó là của họ vì lối đi này đã tồn tại trên 30 năm? Nếu nhà tôi trả lại 1 mét đất đó thì nhà tôi có được rào chắn phần 0.5m còn lại để làm lối đi riêng cho nhà tôi không vì lối đi thứ nhất là lối đi thứ 2 chỉ có nhà tôi sử dụng để đi ra trục đường chính, chủ hộ C trước kia không đi, từ sau 2 nam nay mới đi qua cổng nhà tôi dựng?
Xin luật sư tư vấn cho tôi? Xin cảm ơn và Trân trọng!
Kính chào Luật sư. Vui lòng tư vấn cho tôi về việc nhà hàng xóm kiện tranh chấp lối đi chung và họ yêu cầu nhà tôi trả lại lối đi chung mà họ cho là đất của họ.
Sự việc như sau :
Nhà tôi có một thửa đất nông nghiệp trồng cây ăn trái (Tôi đặt tên là Đất số 1) sử dụng trên 30 năm do ông bà để lại. Đất số 1 bị bao bọc bởi con suối chắn ngang và 2 thửa đất liền kề khác là nhà của ông E và ông F. Lối ra của đất số 1 này là buộc phải đi qua cầu tre do nhà tôi làm bắt qua con suối và không còn con đường nào khác để đi ra. Sau khi qua con suối thì phải đi qua lối đi A rồi quẹo phải qua lối B thì mới ra được trục đường chính. Lối đi A và B cũng đã tồn tại trên 30 năm không có tranh chấp.
Mặt khác, lối đi ra trục đường chính của nhà ông E và ông F là lối đi khác nhưng xa nên nhà tôi có cho nhà ông E và ông F đi hộ băng qua đất số 1 để đi qua cầu tre đi chung qua lối đi A và B ra trục đường chính.
Sau đó nhà tôi mua thêm 2 thửa đất nông nghiệp liền kề (theo cạnh vuông) của 2 chủ hộ khác nhau là thửa đất của ông A (Tôi đặt tên là Đất số 2) và thửa đất của ông B (Tôi đặt tên là Đất số 3) và sử dụng khoảng trên 20 năm. 2 thửa đất này giáp ranh với 1 thửa đất theo cạnh vuông với thửa đất của ông C được phân cách bởi 2 lối đi chung nối dài. Và gia đình tôi cất nhà để ở trên thửa đất số 2 và xây chuồng nuôi heo trên thửa đất số 3.
Tuy nhiên, vì 3 thửa đất nhà tôi là đất nông nghiệp trồng cây ăn trái lâu năm, sổ đỏ được cấp cách đây trên 20 năm, chỉ thể hiện số thửa và số mét vuông mà không thể hiện cột mốc cũng như không thể hiện chiều dài và chiều rộng và lối đi chung trên sổ đỏ.
Theo đó, thửa đất số 1 giáp ranh theo hướng Nam ra hướng Bắc với thửa đất của ông C và được phân cách bằng lối đi chung với chiều rộng là 1m (gọi là lối đi A). Lối đi A đi từ hướng Đông đến hướng Tây. Thửa đất số 2 thì giáp ranh theo hướng Tây ra hướng Đông với thửa đất của ông C và được phân cách bằng lối đi chung với chiều rộng là 1.5m (gọi là lối đi B). Trên lối đi B, nhà tôi có dựng cổng sắt xác mặt đường chính để phòng tránh trộm cắp. Cửa cổng này dựng giáp ranh với thửa đất của ông C và không có tranh chấp.
Lối đi A nối liền với lối đi B theo cạnh vuông để ra trục đường chính. Hai lối đi nối này đã tồn tại trên 30 năm và nhà ông C không đi ra lối này mà chỉ có nhà tôi sử dụng cùng với nhà ông E và ông F. vì thửa đất nhà ông C giáp với mặt tiền đường, nên ông C có lối đi riêng ra trục đường chính (gọi là lối ra C1).
Một thời gian sau kể từ 4 năm trước đến nay, nhà ông C không sinh sống trên thửa đất này nữa mà họ dọn về làng ở và lâu lâu họ mới vào chăm sóc cây ăn trái để thu hoạch. Nên họ đã rào chắn lối ra C1 nhà họ và mở cổng ra ngay trên lối đi B và ra cổng sắt nhà tôi dựng để ra trục đường chính.
Vào năm 2015, Uỷ ban xã có thông báo đến các chủ hộ tiến hành làm hồ sơ cấp lại sổ đỏ để phân cột mốc, ranh giới thửa đất. Và ông C đã hoàn tất thủ tục và được cấp lại sổ đỏ, theo đó khi bên địa chính xuống đo đất để xác định lại cột mốc thì ông C nói người đo đất của bên địa chính đo luôn cả lối đi chung số 1 và số 2 là phần đất của họ nên trên sổ đỏ của thửa đất ông C có thể hiện lối đi chung là thuộc đất của ông C.
Nay, nhà ông C dựa vào sổ đỏ làm đơn khởi kiện tại Uỷ ban xã yêu cầu nhà tôi trả lại 2 lối đi A và B và họ muốn rào chắn lại 2 lối đi này không cho nhà tôi sử dụng nữa. Bên uỷ ban xã đã mời nhà tôi lên giải quyết vụ việc kiện của ông C nêu trên có sự chứng kiến của một số chủ hộ liền kề khác sinh sống lâu năm làm chứng.
Trong quá trình giải quyết vụ việc, Uỷ ban xã xác nhận là vì đã không xác minh thực tế nên đã đo nhầm lối đi chung thuộc về thửa đất của ông C. Và ông C đã đính chính lại rằng hồi xưa lối đi A chiều rộng 1 mét thuộc đất nhà họ đã dành ra làm lối đi cho đất số 1 nhà tôi đi, còn ở lối đi B chiều rộng 1.5 mét, thì có 1 mét là thuộc đất của họ do hồi xưa đã dành 1m làm lối đi chung cho thửa đất số 1 (nhà tôi), số 2 (nhà ông A) và số 3 (nhà ông C). Vậy nên ông C đề nghị nhà tôi bây giờ phải trả lại 1 mét đất trên lối đi A và B, nhưng họ không chứng minh được việc 1 mét đất họ dành ra làm lối đi chung là của họ.
Tuy nhiên nhà tôi cũng đồng ý trả lại 1 mét đất trên lối đi 2 theo yêu cầu của họ và nhà tôi sẽ dời cửa cổng qua 1 mét và sẽ rào chắn để mỗi bên có lối đi riêng và yêu cầu ông C mở lại lối ra C1 trước mặt tiền đường nhà họ như trước đây, không đi chung cổng nhà tôi nữa nhưng ông C không đồng ý. Họ yêu cầu trả lại 1 mét cho họ, đồng thời không cho nhà tôi rào ngăn lại mà vẫn để nhà họ sử dụng ra cổng sắt nhà tôi dựng đồng thời không được phép cho xe tải chạy vào vì lý do làm hư đường. Do nhà tôi nuôi heo nên xe tải phải chạy vào để giao cám heo và để cân bán heo.
Tại uỷ bản Xả, do hoà giải không thành nên họ đang tiếp tục gửi đơn kiện lên Uỷ ban Huyện để giải quyết.
Trên đây là nội dung vụ việc, tôi xin trình bày sự việc trên để xin được Luật sư tư vấn cho nhà tôi phải làm như thoả thuận như thế nào theo đúng quy định pháp luật.
Tôi xin hỏi ông C có được quyền đòi lại 1 met đất trên lối đi A và B không nếu họ chứng minh được 1 mét đất đó là của họ vì lối đi này đã tồn tại trên 30 năm? Nếu nhà tôi trả lại 1 mét đất đó thì nhà tôi có được rào chắn phần 0.5m còn lại trên lối đi B để làm lối đi riêng cho nhà tôi cùng với nhà ông E và nhà ông F? Hoặc cả hai lối đi A và B, thì nhà tôi và nhà ông B có được phép thoả thuận chia đôi để rào chắn làm lối đi riêng của mỗi bên không?
Tôi mong được sự tư vấn của Luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn!