Trang chủ Tranh tụng dân sự Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Đất là tài nguyên vô giá của Quốc Gia, không nhưng thế đất còn ý nghĩa rất quan trọng đối với con người, giá đất ngày một đắt đỏ nhất là những khu đất đẹp. Thị trường bất động sản ngày một nóng hơn, tranh chấp đất đai cũng vì thế mà diễn ra ngày một nhiều và gay gắt hơn. Muôn hình muôn vẻ các loại tranh chấp từ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến mua bán hay đơn giản chỉ là tranh chấp về “biên giới” của mảnh đất. Vậy nên rất cần có sự can thiệp của pháp luật để thị trường bất động sản “nóng bỏng” nhưng không làm tổn hại bất kể ai tham gia vào đó.

Để giúp Khách hàng có được thông tin chính xác và đầy đủ nhất trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai bài viết này chúng tôi xin đưa ra chi tiết về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Tranh chấp đất đai có thể được giải quyết theo phương thức khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tương ứng với mỗi phương thức, quy trình, thủ tục giải quyết cũng khác nhau.

  • Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải TCĐĐ tại địa phương mình với thành phần Hội đồng hòa giải cấp xã gồm:
  • Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng;
  • Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn;
  • Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn;
  • Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
  • Công chức địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã),
  • Công chức Tư pháp –Hộ tịch xã, phường, thị trấn.
  • Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…

Giải quyết tranh chấp đất đai có 2 cách tương ứng với 2 trình tự:

Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng (dân sự):

  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó).
  • Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, nộp án phí, hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.
  • Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

+ Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.

+ Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính (áp dụng trong trường hợp các bên không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất):

Trường hợp này lại chia ra thành 2 trường hợp nhỏ đó là:

  • Tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau:

+ Thẩm quyền giải quyết là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Khi 1 hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có thể khiếu nại lên chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

  • Tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư:

+ Đương sự có thể khiếu nại lên chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Khi 1 hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có thể khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường để yêu cầu giải quyết.

Ngoài ra, Luật cũng có quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.

Trên đây là bài viết về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, ngoài ra quý khách có thể tham khảo thêm các lĩnh vực khác mà luật Trí Hùng tư vấn như:

tách sổ đỏ, làm sổ đỏ, sang tên sổ đỏ, thủ tục ly hônchia tách sổ đỏ, Công chứng hợp đồnglập di chúc, thừa kế đất đai ….

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Liên hệ Luật Sư Trí Hùng Liên hệ hỗ trợ qua Zalo
0912060765
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x