Trang chủ Lĩnh vực tư vấn Hôn nhân gia đình Thủ tục nhận cha, mẹ hoặc nhận con có yếu tố nước ngoài

Thủ tục nhận cha, mẹ hoặc nhận con có yếu tố nước ngoài

Hiện nay quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển, tạo thành các gia đình đa quốc tịch, đa văn hóa trở thành cầu nối giữa văn hóa Việt Nam và các nước trên thế giới. Kéo theo đó là nhu cầu về dịch vụ pháp lí trong lĩnh vực này ngày càng gia tăng, trong đó có vấn đề về việc đăng ký nhận cha, mẹ hoặc nhận con có yếu tố nước ngoài. Do đó Công ty luật Trí Hùng với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm luôn nỗ lực nghiên cứu các chế định pháp luật để có thể tư vấn cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất về trình tự, thủ tục liên quan đến Thủ tục nhận cha, mẹ hoặc nhận con có yếu tố nước ngoài một cách nhanh chóng, đúng pháp luật.

Việc nhận cha, mẹ hoặc nhận con có yếu tố nước ngoài bao gồm: Công dân Việt Nam với người nước ngoài; Công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài; Người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam.

thủ tục nhận cha, mẹ hoặc nhận con có yếu tố nước ngoài

thủ tục nhận cha, mẹ hoặc nhận con có yếu tố nước ngoài

Việc nhận cha, mẹ hoặc nhận con có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2014, theo đó, thì thành phần hồ sơ, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

THÀNH PHẦN HỒ SƠ:

– Đơn xin nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định);

– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con;

– Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;

– Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con (như thư từ, phim, ảnh, băng, đĩa hình, kết quả giám định về mặt y học……..);

– Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước); Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con

– Văn bản thỏa thuận quốc tịch của cha, mẹ (trường hợp người con chưa đăng ký khai sinh thì cung cấp giấy chứng sinh của cơ sở y tế)

Thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con là 45 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp hoặc Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp cần xác minh trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con thì thời hạn được kéo dài thêm 20 ngày.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN:

Hai bên đều còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ; việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con.

Nếu người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha, trừ trường hợp mẹ hoặc cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó.

Con đã thành niên nhận cha không phải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không phải có sự đồng ý của cha.

Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con.

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Hành chính tư pháp – Sở Tư pháp

Chuyên viên tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận, ghi rõ ngày trả kết quả, yêu cầu đóng lệ phí theo quy định.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện.

Bước 3. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp thực hiện:

+ Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Sở Tư pháp trong thời gian 07 ngày làm việc, đồng thời có công văn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con.

+ Ngay sau khi nhận được công văn yêu cầu của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc nhận cha, mẹ, con trong thời gian 07 ngày làm việc tại trụ sở Ủy ban nhân dân. Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi văn bản báo cáo ngay Sở Tư pháp.

+ Trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của các bên cha, mẹ, con hoặc giấy tờ trong hồ sơ thì Sở Tư pháp thực hiện xác minh.

+ Nếu các bên cha, mẹ, con đáp ứng đủ điều kiện nhận cha, mẹ, con thì  Giám đốc Sở Tư pháp ký quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì Sở Tư pháp thông báo cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Bước 4. Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Phòng Hành chính tư pháp – Sở Tư pháp. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và trao quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên cha, mẹ, con.

Trường hợp một bên hoặc cả hai bên nhận cha, mẹ, con có lý do chính đáng mà không thể có mặt để nhận Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con vào thời gian Sở Tư pháp ấn định thì phải có văn bản gửi Sở Tư pháp đề nghị thay đổi thời gian nhận Quyết định, trong đó nêu rõ lý do không thể có mặt.

Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con có hiệu lực kể từ ngày trao Quyết định cho các bên và ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

*  Nhận cha, mẹ, con kết hợp đăng ký khai sinh.

Trường hợp yêu cầu công nhận việc nhận cha, mẹ, con mà người con chưa được đăng ký khai sinh thì Sở Tư pháp kết hợp giải quyết việc nhận cha, mẹ, con và đăng ký khai sinh như sau:

  1. Trường hợp việc đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp thì Sở Tư pháp kết hợp giải quyết việc nhận cha, mẹ, con và đăng ký khai sinh. Giấy chứng sinh hoặc văn bản thay thế giấy chứng sinh và Tờ khai đăng ký khai sinh có giá trị thay thế cho Giấy khai sinh trong hồ sơ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
  2. Trường hợp việc đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Sở Tư pháp giải quyết việc nhận cha, mẹ, con trước; Giấy chứng sinh hoặc văn bản thay thế giấy chứng sinh và Tờ khai đăng ký khai sinh có giá trị thay thế cho Giấy khai sinh trong hồ sơ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Sau khi giải quyết việc nhận cha, mẹ, con, Sở Tư pháp có văn bản thông báo, kèm theo bản sao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, Giấy chứng sinh hoặc văn bản thay thế giấy chứng sinh và Tờ khai đăng ký khai sinh gửi Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền để tiến hành đăng ký khai sinh cho người con theo quy định.

DỊCH VỤ TƯ VẤN CỦA LUẬT TRÍ HÙNG:

+ Tư vấn thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài cho công dân Việt Nam với người nước ngoài.

+Tư vấn thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài cho công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài.

+Tư vấn thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài cho người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam.

Quý khách có nhu cầu tư vấn về Thủ tục nhận cha, mẹ hoặc nhận con có yếu tố nước ngoài  vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH TRÍ HÙNG & CỘNG SỰ

Trụ sở: 60 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội

Chi nhánh: 48 Cầu Diễn – P.Phúc Diễn – Bắc Từ Liêm

✆ ĐT: 04.32595549 / ✆Hotline: 0912-060-765

Website: https://luattrihung.com

Email:  luattrihung@gmail.com

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Liên hệ Luật Sư Trí Hùng Liên hệ hỗ trợ qua Zalo
0912060765
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x