Trang chủ Lĩnh vực tư vấn Hôn nhân gia đình Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

“Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng” đó là qui luật tự nhiên của con người và tạo hoá, nhưng cả trai lẫn gái trước ngưỡng cửa hôn nhân đều chưa hiểu thấu được sự quan trọng của hôn nhân. Họ thường quan niệm hôn nhân là sự kết thúc của tình yêu, là xong bổn phận của mình với gia đình và xã hội. Theo luật hôn nhân và gia đình thì Quan hệ hôn nhân là Quan hệ giữa nam và nữ sau khi kết hôn. Quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ được xác lập khi tuân thủ các quyền của pháp luật hôn nhân gia đình về điều kiện kết hôn và phải được đăng kí tại cơ quan đăng kí kết hôn có thẩm quyền. Về nguyên tắc thì tài sản được xác lập theo chế độ sở hữu chung hợp nhất trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên vợ hoặc chồng vẫn có quyền có tài sản riêng. Như vậy Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được hiểu như thế nào? Có được pháp luật công nhận không? … Bài viết này sẽ phân tích cho bạn khi nào được công nhận là Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Căn cứ để xác nhận Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo điều 43 luật Hôn nhân gia đình như sau:

  • Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn. Ví dụ trước khi kết hôn với chị A, anh B có mua một căn hộ chung cư. Giấy tờ sở hữu đứng tên của anh. Sau khi kết hôn, anh không xác nhập căn nhà vào tài sản chung của vợ chồng. Do đó, căn nhà vẫn là tài sản riêng của anh.
  • Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Trường hợp này, mặc dù tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân nhưng do được tặng cho, thừa kế riêng nên nó vẫn thuộc về tài sản riêng.
Ví dụ: A và B kết hôn năm 2009, năm 2015 bố mẹ của A tặng riêng cho A 1 chiếc ô tô. Như vậy, ô tô là tài sản riêng của A.
Lưu ý: để được công nhận là tài sản riêng thì phải có căn cứ chứng minh tài sản được tặng cho, thừa kế riêng. Nếu không có căn cứ chứng minh, tài sản sẽ bị xem là tài sản chung.
  • Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân gia đình.
Theo đó, nếu trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì tài sản đã phân chia cũng như hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã phân chia được xem là tài sản riêng.
Trừ trường hợp:
Việc thỏa thuận này nhằm trốn tránh nghĩa vụ:
a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc phân chia ảnh hưởng ảnh tới lợi ích của gia đình, quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Vợ chồng có thỏa thuận khác. 

 Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Ví dụ như các đồ dùng trang điểm, trang sức của vợ được pháp luật công nhận là tài sản riêng của vợ
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn là tài sản riêng của vợ, chồng. Trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Như vậy Luật Trí Hùng đã đưa ra cách xác định Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Bạn đọc khi cần tư vấn về hôn nhân gia đình, thủ tục ly hôn, phân chia tài sản khi ly hôn vui lòng liên hệ:

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

Trân trọng ./.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Liên hệ Luật Sư Trí Hùng Liên hệ hỗ trợ qua Zalo
0912060765
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x